Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là hình thức phát sóng mới và tiên tiến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm là sự ổn định tuyệt đối trong thời tiết xấu, thiết bị nhỏ gọn và có thể đặt trong nhà. Để bạn có thể hiểu về hình thức phát sóng này, bài viết sẽ chia sẻ những điểu cần biết về truyền hình kỹ thuật số mặt đất.
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là gì?
Digital Terrestrial Television – DTT – truyền hình kỹ thuật số mặt đất là công nghệ thay đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu kỹ thuật số.
Đây được đánh giá là công nghệ chuyển đổi tiên tiến nhất hiện nay với điểm mạnh là giúp hình ảnh sắc nét, độ tương phản cao, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu và bóng ma ,là những nhược điểm của truyền hình analog thông thường (truyền hình quảng bá của VTV, truyền hình cáp,… ) . Nó cũng giúp loại bỏ ảnh hưởng của những tia sóng phản xạ, không bị ảnh hưởng nhiễu phát ra do máy vi tính, mô tơ điện, sấm sét…
Ưu điểm vượt trội của truyền hình kỹ thuật số mặt đất
Kỹ thuật này cho pháp thu phát truyền hình kỹ thuật số mặt đất DTT theo kiểu cố định hoặc di động tại những vùng được phủ sóng, trên các phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả.
Ưu điểm lớn nhất của truyền hình kỹ thuật số mặt đất là nó gần như không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Mưa bão vẫn có thể xem bình thường. Đây là điểm ưu trội so với truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, khi trời mưa có mây che vệ tinh là mất sóng.
Chuyển đổi thiết bị thu truyền hình số mặt đất
Để thu tín hiệu truyền hình số mặt đất, người dùng cần có ăng-ten thu sóng và đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box) để giải mã và chuyển đổi tín hiệu.
Cần sử dụng TV tích hợp đầu thu DVB-T2. Trong trường hợp TV chưa tích hợp đầu thu DVB-T2 thì cần có đầu thu DVB-T2 (set-top box) rời để kết nối và tiếp sóng.
Ăng-ten thu được hiểu là thiết bị thu sóng truyền hình mặt đất trong không gian để truyền vào đầu thu thông qua cáp dẫn tín hiệu cao tần. Thiết bị này có tính định hướng, có hướng thu sóng tốt hơn các hướng còn lại, hướng này gọi là hướng thu chính. Chính vì thế, khi sử dụng ăng-ten cần xoay hướng thu chính của ăng-ten về phía trạm phát sóng. Có một lưu ý nhỏ là ăng-ten cần có độ cao lớn hơn hoặc bằng 5m.
Để sử dụng, hãy kết nối ăng-ten vào đầu thu, kết nối đầu thu với TV và tiến hành các bước dò kênh, chỉnh hướng ăng-ten,… và lưu các kênh.
Vùng phủ sóng truyền hình mặt đất
Đặc điểm của truyền hình số phát bằng sóng vô tuyến cao tần, vì thế nó đòi hỏi giữa ăng-ten phát và ăng-ten thu phải nhìn thấy nhau nên phải đặt ăng-ten hướng về đài phát và trên hướng đó phải không bị vật cản.
Vì vậy mà những người ở nhà cao tầng sẽ được lợi hơn khi bắt truyền hình số. Tuy nhiên, công nghệ này cũng có hạn chế là phụ thuộc nhiều vào địa hình do tháp ăng-ten thấp, vùng phát sóng bị nhà cao tầng che khuất. Chính vì thê, người sử dụng cần nắm rõ các vùng phủ sóng truyền hình mặt đất để điều chỉnh hướng ăng-ten cũng như xác định khu vực mình sống đã được phủ sóng hay chưa.
Những thông tin trên do bạn Thu Hà ( học viên Liên thông Cao đẳng Dược) tổng hợp. Vài viết hi vọng đã đem lại những tin tức hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về truyền hình kỹ thuật số mặt đất.