Để có thể mở phòng khám nha khoa, để có thể được cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ răng hàm mặt thì bạn cần những giấy tờ gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích kỹ lưỡng câu hỏi trên.
Mục Lục
Chứng chỉ hành nghề Y sĩ răng hàm mặt tại Việt Nam
Để có thể mở phòng khám nha khoa, người đứng đầu cần sở hữu chứng chỉ hành nghề Y sĩ răng hàm mặt. Với những người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phòng khám, họ phải là những Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp chuyên khoa, đồng thời có thời gian chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó.
Những người chịu trách nhiệm chuyên môn phải đảm bảo các điều kiện tại mục VIII (Thông tư – Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011). Ngoài việc chịu trách nhiệm kỹ thuật chuyên môn, người thực hiện khám chữa bệnh nha khoa cần phải có chứng chỉ hành nghề Y sĩ răng hàm mặt theo quy định của Pháp luật, chỉ được thực hiện việc chữa, khám bệnh trong phạm vi đã được phân công.
Ngoài ra, việc phân công cũng phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề Răng – Hàm – Mặt của người đó. Các phòng khám phải có đầy đủ dụng cụ chuyên môn phù hợp để có thể khám chữa bệnh.
Những điều kiện để có thể mở phòng khám răng hàm mặt
Phòng khám răng hàm mặt là phòng khám chuyên khoa như quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011. Các phòng khám phải đăng ký kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần hay công ty TNHH. Tùy thuộc vào quy mô mà điều kiện các phòng khám có thể khác nhau. Cụ thể, phòng khám nha khoa răng, hàm, mặt phải sở hữu các điều kiện sau:
- Phòng khám phải tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, phải là địa điểm cố định.
- Phòng khám phải được gây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, chống bụi, tường và nền nhà phải dùng các chất liệu dễ tẩy rửa.
- Phòng khám chuyên khoa phải sở hữu buồng khám chữa bệnh, đây là nơi để đón tiếp, chăm sóc người bệnh.
- Nếu là phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt có 3 ghế răng trở lên thì diện tích mỗi ghế răng phải là 5m2.
- Đảm bảo việc xử lý rác thải theo quy định của pháp luật. Phải đảm bảo việc khử trùng với buồng thực hiện thủ thuật.
- Các vấn đề như điện nước,… cần phải đảm bảo đầy đủ để có thể phục vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh.
- Ngoài ra, các phòng khám cần sở hữu đầy đủ các dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với chuyên môn và cơ sở đăng ký. Có đủ thuốc cấp cứu và thuốc chống khoáng chuyên khoa.
Chi phí để có thể mở phòng khám Răng – Hàm – Mặt
Ngoài vấn đề chứng chỉ hành nghề Y sĩ răng hàm mặt thì nhiều người cũng quan tâm về mức kinh phí để có thể mở phòng khám. Gần như các bệnh viện tư đều được trang bị các trang thiết bị khá tốt. Dẫu vậy, điều này cũng chưa chắc đã đạt hiệu quả tốt bởi phải bỏ ra rất nhiều tiền mới có thể trang bị những dụng cụ, trang thiết bị hiện đại. Điều này cũng tương đương với việc muốn thuê một bác sĩ giỏi thì cần bỏ ra rất nhiều tiền. Rõ ràng, các trang thiết bị hiện tại, tiên tiến đều không hề rẻ. Ngoài ra, việc sử dụng không hợp lý cũng là nguyên nhân chính làm giảm tuổi thọ các trang thiết bị.
Nhìn chung, các phòng khám tư nhân tại Việt Nam được đầu tư hạn chế hơn so với các bệnh viện tư do thiếu kinh phí. Vì thế, các trang thiết bị tại Trung Quốc được nhập nhập khẩu, lắp ráp tại Việt Nam được sử dụng nhiều hơn. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi hàng Trung Quốc thường có giá rẻ. Hầu như các phòng khám Răng – Hàm – Mặt ở nước ta đều sử dụng hàng Trung Quốc.
Chất lượng của các thiết bị này thường được đánh giá thấp hơn so với công nghệ Nhật Bản và các nước châu Âu. Dẫu vậy, khi mà điều kiện kinh tế không cho phép thì bạn chỉ có thể đầu tư được đến thế. Đây được xem là xu hướng đầu tư chính yếu trong tương lai. Chưa dừng lại ở đó, việc lựa chọn nhà cung cấp dụng cụ, trang thiết bị cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc mở phòng khám tư nhân sẽ mất kinh phí khá lớn nên bạn cần cẩn trọng để xem xét vấn đề này.
Chứng chỉ hành nghề Y sĩ răng hàm mặt có phạm vi hoạt động như sau: Tiểu phẫu thuật răng miệng; nắn sai khớp hàm; điều trị laser bề mặt, chữa răng và điều trị nội nha; làm răng, hàm giả; chữa các bệnh viêm quanh răng; chỉnh hình răng miệng; làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt; khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt; phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt; chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng; không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng; thực hiện việc cấy ghép răng Implant đơn giản với số lượng từ 1 đến 2 răng trong 1 lần thực hiện thủ thuật.
Ngoài ra, các kỹ thuật chuyên môn khác phải do Giám đốc sở Y tế hay Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt trên cơ sở năng lực, trình độ chuyên môn của người hành nghề và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của phòng khám.
Trên đây là bài viết phân tích, thể hiện quan điểm của tác giả về những điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề Y sĩ răng hàm mặt, nhằm giúp quý độc giả có những góc nhìn khách quan và đa chiều nhất. Các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Dược Hà Nội để theo học tại ngôi trường này. Chúc các bạn may mắn và thành công.