Là ngành học mới trong hệ thống đào tạo nhân lực Y tế, ngành Y học dự phòng được nhiều thí sinh quan tâm hiện nay. Nếu bạn đang thắc mắc : Ngành Y học dự phòng là gì ? hãy tìm hiểu về ngành Y học dự phòng qua bài chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
1. Ngành Y học dự phòng là gì ?
Ngành Y học dự phòng được xem là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một cá thể thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Mục tiêu hàng đầu của y tế dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Y học dự phòng được xem là cầu nối giữa Y học và Y tế công cộng
Hiểu một cách đơn giản, Y học dự phòng là nền y học kết giữa khám, chữa bệnh và phòng bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân nhân, là cầu nối giữa Y học và Y tế công cộng, vừa chú trọng đến các phương pháp điều trị của Y học hiện đại vừa đề cao vai trò của cộng đồng trong việc phòng ngừa, phục hồi chức năng cho con người.
2. Nhiệm vụ và vai trò của bác sĩ Y học dự phòng hiện nay
Bác sĩ y học dự phòng là người có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khỏe cộng đồng; có khả năng tự học vươn lên để kịp thời đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh cho nhân dân.
Nhiệm vụ của bác sĩ y học dự phòng bao gồm: phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến yếu tố môi trường, tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, những tác nhân truyền nhiễm gây dịch, nhất là ở các ổ dịch bệnh mới phát sinh; phòng chống các dịch bệnh không lây nhiễm…
Đồng thời, bác sĩ Y học dự phòng cũng là người xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng như phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân dân; tham gia quản lý, chăm sóc bệnh nhân tại cộng đồng (những bệnh mạn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng); xử trí một số trường hợp cấp cứu và điều trị một số bệnh thông thường…
Chức năng chính của ngành này là phát hiện, xác định và giám sát các vấn đề về sức khỏe cộng đồng; dự báo kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch; xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về phòng chống các bệnh xã hội, quản lý các chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
3. Nhu cầu nhân lực ngành Y học dự phòng trong thời gian tới
Theo những chuyên gia Y tế, để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, bác sĩ thuộc lĩnh vực y tế dự phòng phải chiếm tỉ lệ từ 25%-30% nhân sự toàn ngành. Tuy nhiên, những năm qua, số cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực dự phòng chỉ chiếm khoảng 12% tổng nhân lực toàn ngành.

Đây cũng là ngành học đang thiếu hụt nhân lực trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
Theo tống kê của Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 31-12-2013, số cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực dự phòng chỉ chiếm 12,2% tổng số nhân lực toàn ngành (theo chỉ tiêu ít nhất phải chiếm 30%). Số cán bộ y tế trình độ chuyên khoa cấp 2, thạc sĩ, tiến sĩ của cả hệ thống dự phòng thành phố chỉ có 47 người. Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện các cơ sở dự phòng ở tuyến huyện thiếu 17.500 cán bộ ở tuyến tỉnh cần 5.300 cán bộ thuộc lĩnh vực y học dự phòng.
4. Tìm hiểu công việc của Bác sĩ Y học dự phòng
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Y học dự phòng, sinh viên có thể làm việc tại Bộ Y tế, giảng dạy tại các Trường Đại học, Trường Cao đẳng Y, các Viện nghiên cứu chuyên ngành Y học dự phòng, Trung tâm Y tế dự phòng, các Trung tâm y tế, các dự án và các cơ sở y tế khác liên quan đến y tế dự phòng,…Những bác sĩ Y học dự phòng có thể đảm nhận các công việc sau:
- Kiểm tra, phát hiện, giám sát các vấn đề sức khỏe, những yếu tố ảnh hưởng đên sức khỏe của con người như: môi trường, điều kiện làm việc, thực phẩm
- Dự đoán và tìm giải pháp kiểm soát bệnh, đại dịch, ngăn chặn các nguyên nhân bùng phát dịch nhất là những ổ dịch bệnh mới phát sinh
- Tham gia công tác phòng chống các dịch bệnh không lây nhiễm: tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp…
- Lập kế hoạch về chuyên môn Y tế dự phòng để phòng các bệnh xã hội, giáo dục sức khỏe cho người dân.
- Chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho người bệnh
- Điều trị, cấp cứu bệnh nhân
Theo đánh giá của một số chuyên gia ngành Y tế: Y học dự phòng cùng với một số ngành khác trong lĩnh vực Y học ( Dược, Hộ sinh,…) là một ngành học đa-zi-năng và rất tích cực. Hầu hết sinh viên ra trường đều có việc làm ổn định, khác hẳn với tình trạng cử nhân thất nghiệp hiện nay, điều đó góp thêm một thành công vào ngành học vẫn còn mới này và cho thấy nhu cầu của xã hội đối với nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dự phòng hiện nay.
>>> Xem thêm : Thông tin tuyển sinh 2019 Trường Cao đẳng Y học cổ truyền TPHCM
Trong thời đại, mở cửa và hội nhập, có hai thứ mà sinh viên ngành Y học dự phòng nên nắm chắc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là tiếng anh và tin học. Những kiến thức mới mẻ từ tiếng anh hoặc những thao tác thành thạo trên máy tính sẽ giúp bạn có thêm điều mới mẻ trong công việc và tránh được những sai sót hơn.