Báo chí hiện nay đang là một ngành học hot thu hút rất nhiều những bạn học sinh, sinh viên thích công việc viết lách và có khả năng sáng tạo theo học. Vì vậy mà hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng ở Việt Nam đào tạo ngành này.
Mục Lục
Học viện báo chí và tuyên truyền điểm chuẩn những năm gần đây
Nước ta có nhiều cơ sở giáo dục đào tạo báo chí. Thí sinh có thể xem xét những trường lấy điểm chuẩn phù hợp với kết quả thi để cân nhắc lựa chọn. Có 3 địa chỉ đào tạo báo chí nổi tiếng được biết đến rộng rãi là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Học viện báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn bao nhiêu?
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đào tạo ngành Báo chí với nhiều chuyên ngành, bao gồm Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình. Năm 2018, trường sử dụng kết quả thi THPT quốc gia của hai môn và điểm thi Năng khiếu báo chí làm căn cứ để tuyển sinh.
Trong đó, các chuyên ngành như Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử có chung điểm trúng tuyển với 3 mức theo 3 tổ hợp xét tuyển lần lượt là 21,5 điểm, 19,5 điểm và 21 điểm. Riêng đối với chuyên ngành Quay phim truyền hình thì lấy điểm chuẩn là 19 cho tất cả tổ hợp. Chuyên ngành ảnh báo chí lấy điểm chuẩn là 19 và 20 điểm.
Điểm chuẩn Học viện báo chí và tuyên truyền
Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2014
Trường Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2014 tuyển sinh theo 2 khối C và D1. Điểm chuẩn cho các ngành thi khối C thấp nhất là 17,5 điểm và cao nhất là 22,4 điểm và các ngành thi khối D có điểm chuẩn thấp nhất là 17,5 điểm và cao nhất là 27,5 điểm.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2015
Điểm chuẩn ngành Báo chí. Điểm chuẩn các chuyên ngành dao động từ 19 đến 23 điểm.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2016
Điểm chuẩn năm 2016 của trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền thấp nhất là 17,5 điểm dành cho các ngành thuộc khối lý luận, còn đa số các ngành đào tạo khác đều có mức điểm chuẩn khoảng 19-23 điểm.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2017
Về điểm chuẩn năm 2017, tổ hợp có điểm chuẩn cao nhất là ngành Quan hệ công chúng với điểm số xét tới 34,33 điểm còn ngành quay phim truyền hình là tổ hợp xét vào thấp nhất.
Năm 2017, ngành Báo chí Học viện Báo chí Tuyên truyền xét tuyển chung tổ hợp các môn là môn Năng khiếu báo chí, Ngữ văn và các môn Toán, Tiếng anh, Vật lí, Lịch sử. Điểm chuẩn ngành báo chí dao động trong khoảng 19,75- 23 điểm.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2018
Năm 2018, điểm chuẩn ngành báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền cao nhất là 24,62.
>>Xem thêm: Điểm chuẩn ngành kế toán năm 2018
Một số nghề nghiệp trong ngành báo chí
Phóng viên
Phóng viên sẽ làm việc tại các cơ quan báo chí, thực hiện công tác viết bài, chụp ảnh, quay phim…xây dựng tuyến bài thời sự, chính trị, thực hiện viết tin bài theo sự phân công và hướng dẫn của trưởng ban biên tập, chịu trách nhiệm hoàn toàn về bài viết của mình. Bạn có thể làm việc tại các phòng, ban, bộ phận phù hợp với khả năng của mình như ban kinh tế, ban văn xã, ban khoa học, ban pháp luật …
Báo chí có nhiều công việc cho bạn phát triển
Phóng viên cũng có nhiều vị trí, bạn cũng có thể làm phóng viên ảnh, có trách nhiệm săn ảnh báo chí cho cơ quan, có chuyên môn và kỹ thuật ảnh tốt để có thể chụp được những bức ảnh đẹp phục vụ cho cơ quan.
Biên tập viên
Công việc của biên tập viên chủ yếu làm việc tại cơ quan, họ sẽ chịu trách nhiệm khai thác, biên tập nguồn tin từ phóng viên, cộng tác viên chuyển về và đăng tải trên các ấn phẩm báo chí. Biên tập viên sẽ đảm bảo tính thời sự, chính xác, phù hợp văn phong và ngữ pháp, có khả năng khai thác, tìm kiếm tài liệu theo định hướng kế hoạch của cơ quan.
Thư kí tòa soạn
Những người vị trí này được xem như là cánh tay phải của tổng biên tập, chỉ đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Để đứng ở vị trí này phải là người có nghiệp vụ ó là nguời có nghiệp vụ báo chí giỏi, dày dạn kinh nghiệm, nhạy cảm về chính trị, có khả năng đánh giá tin bài, thời sự, chính trị, hiệu quả…và đưa ra quy trình, kế hoạch định hướng phát triển nghề báo và đính chính các lỗi trên mặt báo. Thư ký tòa soạn trực tiếp nhận tin bài từ các phòng ban tòa soạn từ các nơi gửi về, công việc rất áp lực và cần độ chính xác cao.
Tổng biên tập
Tổng biên tập là người đứng đầu các cơ quan báo chí, trực tiếp tổ chức cuộc họp ban lãnh đạo, đưa ra các quy định tổ chức và giáo dục tập thể tòa soạn hiệu quả, củng cố khối đoàn kết nội bộ, xây dựng mối quan hệ tốt với độc giả.Tổng biên tập chịu trách nhiệm chính về nội dung thể hiện của tờ báo, nội dung tư tưởng của tờ báo.
Một số địa chỉ đào tạo ngành báo chí
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế), Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hinh I…