Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một ngôi trường trong mơ của các bạn trẻ muốn học nghề báo hay biên tập viên, ngành xuất bản… Nhiều nhà báo, phòng viên nổi tiếng đều xuất thân từ trường đại học này. Vậy cùng tìm hiểu về các thông tin tuyển sinh của Học viện qua các năm và Học viện Báo chí tuyển sinh theo phương thức nào?.
Mục Lục
Thông tin tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập năm 1962, là một trong những ngôi trường đại học hàng đầu Việt Nam, tọa lạc tại đường Xuân Thủy – quận Cầu Giấy – Hà Nội cùng hai ngôi trường lớn khác là Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội. Khuôn viên của trường tuy không phải quá rộng lớn nhưng cũng được bố trí hài hòa với rất nhiều cây xanh và các cảnh quan đẹp đẽ.
Học viện Báo chí tuyển sinh theo phương thức nào?
Hiện trường đang đào tạo tổng cộng 42 chuyên ngành cử nhân đại học (36 chuyên ngành hệ đại trà, 5 chuyên ngành chất lượng cao và 1 chuyên ngành liên kết quốc tế), ngoài ra còn 20 chuyên ngành thuộc hệ đào tạo thạc sĩ và 6 chương trình nghiên cứu sinh. Các ngành đào tạo chủ yếu thuộc lĩnh vực báo chí, xuất bản, truyền thông và một số ngành thuộc khối xã hội nhân văn (chính trị học, công tác xã hội, quan hệ quốc tế…). Đây là cái nôi đã đào tạo ra nhiều nhà báo, phóng viên truyền hình, biên tập viên nổi tiếng, chất lượng cho lĩnh vực báo chí, truyền hình nước nhà. Vì thế, nơi đây luôn là địa chỉ hướng đến của những bạn học sinh có mơ ước trở thành những nhà báo, phóng viên tương lai.
Phương thức tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2018
Năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tuyển sinh thí sinh trong cả nước theo 2 phương thức: xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển theo học bạ.
Phương thức tuyển sinh 1
Xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia năm 2018. Học viện cũng sử dụng điểm thi được bảo lưu theo Quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT Quốc gia để xét tuyển.
Phương thức tuyển sinh 2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển theo học bạ từng ngành và chuyên ngành chỉ tiêu là 30% đối với thí sinh là học sinh các trường chuyên/năng khiếu đạt học lực Giỏi, có hạnh kiểm Tốt trong cả 3 năm học THPT.
Thí sinh ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt 5.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10) thì mới đủ điều kiện xét tuyển.
Thông tin tuyển sinh của Học viên Báo chí từ năm 2014 đến năm 2018
Mỗi năm, Học viên Báo chí và Tuyên truyền tuyển khoảng gần 2000 sinh viên. Trừ các chuyên ngành thuộc ngành Báo chí là thi khối năng khiếu, tất cả các ngành còn lại đều tổ chức xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT giống như các trường đại học, cao đẳng thông thường khác.
Về phần thi năng khiếu sẽ có hai bài thi: một bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức chung và một bài kiểm tra năng khiếu tùy theo chuyên ngành lựa chọn. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại website của trường.
>>Tham khảo thêm: Điều kiện du học Hàn Quốc 2019 thật dễ dàng!
Ngoài ra, trường còn có hình thức xét tuyển học bạ với các trường chuyên/ năng khiếu của tỉnh. Điều kiện là đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt cả 3 năm học và điểm thi môn năng khiếu báo chí phải đạt tối thiểu 5 điểm.
- Năm 2014: trường tuyển sinh với chỉ tiêu 1550 sinh viên thuộc 13 ngành khác nhau, chủ yếu ở hai khối C và D. Điểm chuẩn dao động từ 17.5 – 23 điểm. Trong đó, các ngành hot như ngành Báo chí có mức điểm từ 20 – 22.5, Quảng cáo 21.5 – 23 điểm, Quan hệ Công chúng tương tự.
- Năm 2015: Học viện Báo chí Tuyên truyền vẫn giữ nguyên mức chỉ tiêu là 1550 sinh viên. Điểm chuẩn vẫn giữ trong khoảng 17.5 – 23 điểm, tuy nhiên nhiều ngành đã giảm từ 0.5 – 1 điểm so với năm trước đó.
- Năm 2016: chỉ tiêu tuyển sinh của trường vẫn không đổi so với 2 năm trước. Điểm chuẩn cũng không thay đổi quá nhiều. Nếu không tính các ngành tuyển khối D nhân đôi điểm ngoại ngữ thì ngành thấp nhất là Triết học (khối D01 và C03) với 17.5 điểm, cao nhất là ngành Lịch sử (khối C00) với 23.5 điểm.
Điểm chuẩn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường ở mức 18 – 22 điểm
- Năm 2017: vẫn giữ chỉ tiêu 1550 sinh viên nhưng điểm chuẩn của trường đã tăng nhẹ lên mức 18 – 23 điểm. Hầu hết các ngành có mức điểm trúng tuyển là 20. Cao nhất là Báo chí với 23 điểm (không kể các ngành lấy khối D nhân đôi điểm ngoại ngữ).
- Năm 2018: năm gần đây nhất, chỉ tiêu đào tạo đã tăng lên 1800 sinh viên. Điểm chuẩn ở mức thấp hơn hẳn các năm trước đó. Thấp nhất là một vài chuyên ngành thuộc ngành Chính trị học với mức điểm sàn 16. Nhiều ngành khác chỉ từ 17 – 19 điểm.
Trên đây là một số thông tin khái quát về vấn đề Học viện Báo chí tuyển sinh theo phương thức nào? và điểm chuẩn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong vòng 5 năm trở lại đây. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để dễ dàng hơn cho việc lựa chọn ngành học cho mình.